Kết cấu thang máy: Bộ phận quan trọng và cấu tạo chi tiết

Đóng góp bởi: ninhbinhweb 95 lượt xem Đăng ngày 16 Tháng mười một, 2023

Để sử dụng thang máy an toàn và hiệu quả, việc hiểu rõ cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của thang máy là điều rất quan trọng. Đặc biệt, trước khi thực hiện việc lắp đặt thang máy, bạn cần phải biết rõ về kết cấu thang máy thuộc loại nào để có phương án thiết kế phù hợp nhất. Trong bài viết dưới đây, Thang máy HD sẽ giải thích chi tiết về kết cấu thang máy đang có trên thị trường hiện nay.

Bộ phận kết cấu thang máy gia đình

Cấu tạo

Bộ phận 

Chi tiết

Cấu tạo hệ thống thang máy phần điện

Hố thang máy

  • Cáp tín hiệu
  • Hộp điều khiển trên nóc cabin
  • Hệ thống điện chiếu sáng
  • Hệ thống công tắc

Hệ thống cứu hộ tự động

  • Hệ thống bo mạch
  • Nguồn ắc quy lưu điện dự phòng

Trên phòng máy

  • Tủ điều khiển (Điều khiển tín hiệu và Điều khiển tốc độ)

Kết cấu thang máy phần cơ khí

Rail dẫn hướng

  • Rail dẫn hướng đối trọng
  • Rail dẫn hướng cabin

Đối trọng

  • Bộ phận cân bằng khối lượng cabin.

Hệ thống cabin

 

  • Khung cabin
  • Sàn cabin
  • Nóc cabin
  • Vách cabin

Hệ thống phanh cơ khí

  • Dùng để cabin bám vào rail dẫn hướng trong quá trình thang máy di chuyển.

Cáp tải

  • Có tác dụng nối hạ cabin và đối trọng chịu toàn bộ lực tải trọng của thang máy.

Hệ thống giảm chấn

  • Giảm chấn đối trọng
  • Giảm chấn cabin

Cửa tầng

  • Cửa đóng mở
  • Nút bấm gọi tầng

Phòng máy

 

  • Hệ thống khung cơ khí bệ máy
  • Máy kéo

Kết cấu thang máy phần hệ thống điện

Cấu tạo thang máy gia đình bao gồm 3 phần chính: hố thang máy, hệ thống cứu hộ tự động, và tủ điều khiển trên phòng máy. Mỗi phần này đều có cấu trúc và nguyên lý hoạt động riêng biệt trong thang máy, và bạn có thể hiểu rõ hơn thông qua thông tin chi tiết dưới đây:

Hố thang máy

Hố thang máy là một phần không thể thiếu trong cấu tạo hệ thống thang máy. Đây là phần giếng thang ở phía dưới của mặt sàn, là nơi lắp đặt các thiết bị giảm chấn, bộ chống vượt tốc (governor),… để dự trữ không gian khi thang máy rơi. Ngoài ra, nó cũng là không gian quan trọng cho việc bảo trì và sửa chữa thang máy.

Bên trong hố thang có 4 bộ phận điện bao gồm:

  • Cáp tín hiệu: Là bộ phận nối tủ điện với hộp điều khiển trên trần cabin. Đây là liên kết quan trọng giữa thang máy và bộ điều khiển, thường là nơi truyền tải tất cả thông tin tín hiệu của thang.
  • Hộp điều khiển trên nóc cabin: Bộ phận này có chức năng điều khiển và kiểm soát di chuyển của thang máy để đảm bảo vận hành an toàn và trơn tru.
  • Hệ thống điện chiếu sáng: Bao gồm chiếu sáng cabin và chiếu sáng dọc hố thang. Chức năng của bộ phận này là chiếu sáng hố thang trong quá trình vận hành, bảo trì và sửa chữa thang máy, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho thang máy.
  • Hệ thống công tắc giới hạn hành trình: Bộ phận này được lắp đặt ở nơi cao nhất và thấp nhất của cabin để giới hạn hành trình chuyển động của thang. Đây là một bộ phận quan trọng để tránh tình trạng thang máy di chuyển vượt quá tốc độ gây ra va chạm.

Hệ thống cứu hộ tự động

Hệ thống cứu hộ tự động được kích hoạt khi nguồn điện bị cắt đột ngột. Thang máy sẽ tự động dừng lại ở tầng gần nhất và đồng thời hỗ trợ người di chuyển thoát ra an toàn bằng nguồn điện dự phòng từ UPS hoặc ắc quy. Đây là một bộ phận quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng mắc kẹt trong thang máy, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ.

Phần điện trên phòng máy/Tủ điều khiển trên phòng máy

Phần điện trên phòng máy hoặc tủ điều khiển trên phòng máy là trung tâm điều khiển mọi hoạt động, giúp thang máy vận hành một cách trơn tru và đồng nhất. Tủ điều khiển bao gồm các phần chính như hệ thống relay, điều khiển tín hiệu (PLC hoặc bộ vi xử lý), điều khiển tốc độ (biến tần), các bo mạch trung gian, và nhiều thành phần khác.

Điều này đảm bảo rằng mọi quá trình liên quan đến hoạt động của thang máy được điều khiển và duy trì một cách hiệu quả, giữ cho thang máy hoạt động đúng cách và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Kết cấu thang máy phần cơ khí

Phần cơ khí là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của các thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là thang máy. Các bộ phận này có vai trò như sườn, đảm bảo thang máy hoạt động ổn định, giúp người dùng sử dụng hiệu quả nhất. Phần cơ khí này bao gồm 9 bộ phận chính:

Rail dẫn hướng

Bộ phận giúp thang máy di chuyển đúng hướng theo chiều thẳng đứng. Thang máy gia đình thường chỉ có một dàn rail, gồm rail dẫn hướng đối trọng và rail dẫn hướng cabin.

Đối trọng

Đối trọng là bộ phận không thể thiếu, dùng để cân bằng trọng lượng của thang máy, bao gồm trọng lượng của cabin và tải trọng của thang máy.

Hệ thống cabin

Cabin là khoang chứa hàng hoặc người cần di chuyển, bao gồm khung, sàn, nóc, và vách. Bên trong cabin có thể thiết kế chất liệu và hoa văn để phù hợp với gia đình.

Hệ thống phanh cơ khí

Trong tình huống thang máy rơi tự do hoặc chạy quá tốc độ, phanh cơ khí giúp cabin thang máy bám vào rail để hạn chế nguy hiểm, đồng thời đảm bảo an toàn.

Cáp tải thang máy

Cáp tải thang máy là cáp nối cabin và đối trọng để truyền lực dẫn động của máy kéo đến cả cabin lẫn đối trọng.

Hệ thống giảm chấn

Hệ thống này bao gồm giảm chấn cabin và giảm chấn đối trọng, được lắp phía dưới thang máy để giảm rung lắc khi thang hoạt động.

Cửa tầng thang máy

Thiết bị đóng mở cửa tầng thang máy, tự động hoàn toàn, đồng thời là điểm nhấn trong nội thất của căn nhà.

Phòng máy

Phòng máy thường được đặt cố định ở tầng trên cùng của thang máy. Để đảm bảo an toàn, phòng máy không bị ẩm ướt, nơi chứa các bộ phận quan trọng như máy kéo, tủ điện điều khiển, v.v.

Hệ truyền động cửa thang

Hệ thống truyền động cửa thang được kích hoạt để cửa cabin mở đóng theo lệnh từ bộ điều khiển, đây là điểm khác nhau giữa cửa cabin và cửa tầng. Cửa tầng luôn kín và chỉ mở đóng khi hệ thống cửa cabin hoạt động.

Phân biệt kết cấu thang máy có phòng máy và không phòng máy

  Thang máy có phòng máy Thang máy không có phòng máy
Cấu tạo
  • Hố thang máy
  • Hệ thống cứu hộ tự động
  • Phòng máy
  • Rail dẫn hướng
  • Đối trọng
  • Hệ thống cabin
  • Hệ thống phanh cơ khí
  • Cáp tải
  • Hệ thống giảm chấn
  • Cửa tầng
  • Hệ thống truyền động
  • Hệ thống điều khiển
  • Phần động lực
  • Giếng thang
  • Cửa tầng
  • Thanh dẫn hướng
  • Hệ thống truyền động
  • Sàn thang/ buồng cabin
Ưu điểm
  • Chi phí thấp hơn so với thang máy không có phòng máy
  • Lắp đặt đơn giản và thuận tiện hơn so với thang máy không phòng máy.
  • Sử dụng động cơ không hộp số, đảm bảo hoạt động một cách ổn định và êm ái.
  • Tiết kiệm năng lượng, giúp giảm tiêu thụ điện năng hơn 25% so với thang máy có phòng máy.
  • Không cần thay dầu động cơ thường xuyên, giảm thiểu sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên và giảm ô nhiễm môi trường.
  • Thang máy không yêu cầu phòng máy, giúp giảm thiểu chi phí xây dựng.
  • Tùy chỉnh thiết kế thang máy, tạo điểm nhấn cho không gian sống.
Nhược điểm
  • Quá trình bảo trì và bảo dưỡng thiết bị khó khắn
  • Chi phí bảo trì và bảo dưỡng cao
  • Tiêu thụ năng lượng lớn khi sử dụng
  • Chất lượng hoạt động không ổn định
  • Gây ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành
  • Có hạn chế về tính thẩm mỹ
  • Giá thành cao hơn so với dòng sản phẩm có phòng máy
  • Quy trình bảo trì và bảo dưỡng đơn giản, tần suất ít và chi phí tiết kiệm hơn.

Thang máy HD hy vọng rằng bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích về kết cấu thang máy cho bạn. Nếu quý khách đang có nhu cầu lắp đặt thang máy hoặc cần tư vấn về việc chọn lựa mẫu mã và tải trọng phù hợp, hãy liên hệ ngay với Thang máy HD để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Thông tin chi tiết liên hệ:

Trụ Sở: 449/62/28 Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TPHCM

CN: TT 22 Ngõ 61, Nguyễn văn Giáp, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn khách hàng: xxxxxxxxx

Hỗ trợ kỹ thuật: xxxxxxxxx

Email: sales@thangmayhd.vn

Bài viết cùng chủ đề: